Tháng của những ngày sum vầy.

Tháng 12. Tháng của những ngày sum vầy.

Ngoài kia, đầy những bộn bề, những lo toan, những tranh chấp … Nhưng tháng 12 đến tất cả như ngủ yên. Chỉ còn đó những yêu thương, không khí vui tươi với những niềm hạnh phúc cho mỗi gia đình.

Tháng 12. Tháng cuối cùng của một năm.

Tháng 12. Ai mong ngày trở về. Ai mong ngày bên gia đình thân yêu.

Tháng 12. Ai mong một ngày đoàn viên.

Tháng 12 trong ta.

Ngày nhỏ, cứ thấy mẹ nói tháng chạp là biết tháng 12 về. Tháng ngày nghèo khổ đó chỉ mong nghe thấy hai từ “tháng chạp“, để được ăn, được chơi và được năm ba đồng tiền mừng tuổi.

Nhưng với những người phụ nữ, người mẹ, người chị, người em gái thì đây cũng là tháng của những ngày bận rộn.

Nói tháng của những ngày sum vầy. Vì ai đi đâu cũng trở về đoàn tụ cùng gia đình. Bên mâm cơm sum vầy.

Nhớ lại ngày đó, mẹ luôn nhắc khi vo gạo phải để dành nước vo gạo vào một cái chậu riêng. Khi chuẩn bị lên ăn cơm mẹ lại dặn “Cho một siêu nước lên bếp nhé“.

Lời nói của mẹ vang lên hàng ngày không riêng gì ngày tết. Nhưng tết đặc biệt vì mâm bát nhiều, dầu mỡ lắm. Mẹ lo không có gì làm sạch bát nên cứ dặn hoài như vậy.

Tết sum vầy, bầy món ăn.

“Ngày thường ăn sao cũng được”, câu nói đó của mẹ tôi nghe hoài, nghe mãi. Nhưng mẹ nói tết là phải tươm tất hơn vì đó là những ngày tháng cả nhà được nghỉ ngơi, được sum vầy bên mâm cơm ấm cúng. Nên mẹ bảo nó là tháng của những ngày sum vầy.

Mỗi khi tháng 12 về, mẹ lại chuẩn bị nào miến, măng, mộc nhĩ, rượu, … và mẹ không quên mua một ít mỡ lợn về rán lấy mỡ. Nhớ về mùi mỡ rán thơm, miếng tóp giòn trong miệng mà thấy thân thương quá. Mỡ lợn ngày đó cũng quý lắm, chỉ khi nào có tiền mẹ mới mua được dăm ba lạng. Mẹ để trong cái âu treo cao lên tránh mèo ăn. Mỗi khi nấu canh lấy đũa quệt nhẹ rồi cho vào nồi canh, còn để ăn dần.

Mâm cơm tết mẹ nói là tươm tất, nhưng thực ra chỉ có đĩa nem, đĩa thịt rang hoặc thịt nướng, cái bánh chưng, và đĩa rau xào. Nó tươm tất vì nó có thịt.

Bát sạch đón tết.

Ngày thường cả nhà ăn bát cũ, cái lành cái mẻ là chuyện thường. Nhưng tết mẹ mang ra những chiếc bát đẹp hình cô tiên mẹ gìn giữ cả năm mới mang ra. Nhưng chỉ mang ra để thắp hương tổ tiên chứ không dùng để ăn. Đứa nào cũng lăm le để cầm bát, nhưng mẹ nói ngay: “Bát này không đứa nào được dùng, bẩn, mỡ, mẻ, vỡ ….” Hàng loạt câu nói của mẹ nhìn mặt của cả đám sụ lại vì buồn, nghĩ lại mà cay sống mũi.

Mỗi lần thắp hương xong, dù chỉ đem ra để bày trên mâm cơm cúng nhưng mẹ vẫn đem rửa với nước vo gạo, nước nóng. Thấy vậy mới biết mẹ gìn giữ nó thận trọng như thế nào.

Đơn giản vì ngày đó, ngày của khốn khó. Lấy đâu ra nước rửa mà dùng. Giờ nghĩ đến mẹ, thương quá mẹ ơi.

Sản phẩm xanh, bát sạch mùi.

Nay mẹ đã già, nhưng tết nào cũng vậy. Mẹ vẫn dặn đứa cháu gái để dành nước vo gạo để dùng rửa bát. Mẹ nói: “Nước rửa bát hiện đại tiện đó nhưng nhiều chất tẩy ăn vào mà bào ruột ra, bỏ cha chúng mày“.

Ai cũng cười mẹ, nhưng ai cũng vâng không ai dám cãi, chỉ vì mẹ nói đúng, và chỉ vì nó là cuộc đời khó nhọc mẹ đã trải qua.

Tết ấy, chị dâu trưởng bảo mẹ: Giờ nước rửa chén hữu cơ an toàn, không lo bị bào ruột, sạch nhanh mà còn tiết kiệm nước và thời gian. Bọn trẻ rửa bát ngày tết lạnh cũng đỡ.

Mẹ chả tin, mẹ bảo vớ vẩn. Cô cháu gái ngồi đọc cho bà nghe về những gì nó tìm được trên mạng cho bà nghe. Bà bán tín bán nghi mà nó cười.

Câu chuyện ấy có lẽ chả của riêng ai, mà của cả một thời kì gian khổ của cả dân tộc.

Tết này Osaro đồng hành vào bếp tết cùng mỗi gia đình Việt.

Đồng hành cùng tháng của những ngày sum vầy. Osaro xin trao tới tay mỗi người nội trợ trong mỗi căn bếp nhỏ một sản phẩm dung dịch nước rửa chén an toàn, sạch nhanh, bay mùi tanh, tan dầu mỡ. Trao những mềm mại cho những đôi tay thanh mảnh.

Tháng 12, tháng sum vầy. Tháng trao yêu thương.

Osaro xin gửi yêu thương trong sản phẩm của mình như một lời tri ân tết tới mỗi căn bếp nhỏ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *