
1. Giới thiệu về bọ nhảy.

Những hiểu biết về bọ nhảy và cách Diệt bọ nhảy trên rau cải.
Trên các loại rau cải (họ nhà cải nói chung), su hào, … (cây họ thập tự). Bên cạnh những loại sâu bệnh thường gặp như: rầy rệp, bệnh sưng rễ, bệnh thối nhũn vi khuẩn… thì bọ nhảy ( tên khoa học Phyllotreta vittata, thuộc bộ Cánh cứng cũng là loại bệnh phổ biến.
Nghiên cứu khoa học phát hiện ra loại bọ nhảy đối tượng phá hoại của chúng là các cây họ thập tự. thường là loài bọ nhảy sọc cong.
2. Môi trường sống.
Nơi sống: Bọ nhảy phân bố ở nhiều nước trên thế giới và phá hoại chủ yếu ở các cây họ thập tự.
3. Đặc điểm bọ nhảy.
Con trưởng thành là một loại bọ cánh cứng: Hình bầu dục, cơ thể dài khoảng 2-2,5mm, cánh cứng, màu đen bóng, giữa mỗi cánh có một vạch màu vàng nhạc, cong hình củ lạc, chân sau to khỏe, có sức nhảy dài nên gọi là bọ nhảy sọc cong.
Loại bọ này có khả năng nhảy xa và bay khỏe.
4. Đặc điểm sinh sản.
Trong thời kì sinh sản, một con bỏ nhảy trưởng thành cái có thể đẻ đến 200 trứng. Trứng của bọ nhảy rất nhỏ, màu vàng nhạt đẻ trên mặt đất gần gốc cây.
5. Quá trình phát triển của bọ nhảy.

Sau khi trứng được đẻ trên bề mặt đất trở thành sâu non. Sâu non màu trắng ngà hoặc màu vàng tươi. Sâu non dài khoảng
5 – 6 mm, sống và làm nhộng dưới đất.
Ấu trùng nằm trong đất, có hình ống, màu vàng nhạt, chiều dài khoảng 4mm. Chúng cắn phá rễ và củ của cây tạo ra những đường lõm ngoằn ngèo và cả những lỗ nhỏ trên mặt lá,, hoặc thành lỗ ăn sâu trong rễ, làm cho cây cải bị còi cọc, chậm lớn, củ và rễ dễ bị thối.
6. Thời gian hoạt động của bọ nhảy.
Thời gian hoạt động của bọ nhảy thường gây hại nhiều trong các tháng mùa khô, nhất là mùa đông. Bọ nhảy tàn phá ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất và phẩm chất rau.
Bọ nhảy gây hại nhiều vào lúc sáng sớm và chiều mát, đây là khoảng thời gian lý tưởng để chúng hoành hành tàn phá vườn rau của bạn.
7. Đặc điểm gây hại của bọ nhảy.
Bọ nhảy trưởng thành ăn lá non thành những lỗ tròn nhỏ khắp mặt lá. Còn sâu non thì ăn rễ phụ, đục vào gốc và rễ chính làm cây sinh trưởng kém
8. Biện pháp phòng tránh và trừ bọ nhảy.

Để hạn chế tác hại của bọ nhảy, bà con có thể áp dụng kết hợp một số biện pháp sau đây:
Làm đất: Trước khi trồng cải, đất cần được chuẩn bị kỹ, dọn sạch tàn dư vụ trước, phơi đất thật khô để tiêu diệt sâu non và nhộng còn trong đất. Bạn có thể dùng vôi bột để trộn đều và ủ đất từ 5 – 10 ngày, mùi hăng của vôi giúp bạn diệt trừ hiệu quả loại sâu bọ này.
Gieo trồng và thu hoạch đúng thời vụ.
Không nên trồng các loại rau thuộc họ thập tự liên tục, gối nhau trong một khoảng thời gian gần.
Khi gieo trồng nên thường xuyên kiểm tra ruộng cải, nhất là khi cây cải còn non.
9. Phun thuốc hoá học diệt bọ nhảy trên rau cải.
Biện pháp cuối cùng khi bọ nhảy phá hoại nhiều là phun thuốc hoá học:
Có thể sử dụng: Olong 55WP; Diaphos 50EC; Sherzol 205EC; Biocin 16WP hoặc 8000SC; Vibasu 50EC… để phun xịt (vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát), hoặc dùng Diaphos 10G; Sago-Super 3G; Vibasu 5H; Sargent 6G….
Nếu thời gian thu hoạch tới gần mà bọ nhảy xuất hiện nhiều có thể sử dụng thuốc Success 25 SC.
10. Thời gian phun thuốc.
Bọ nhảy trưởng thành ban ngày hoạt động mạnh, rất khó diệt. Muốn diệt bọ nhảy hiệu quả bạn nên đưa ra biện pháp diệt vào ban đêm. Bọ nhảy thường tập trung giữa nõn cải bạn nên tiến hành phun thuốc lúc chập tối.
Dùng thuốc hạt rải xuống hốc hoặc trên mặt đất trước khi trồng rau để diệt sâu non, đây là cách Diệt bọ nhảy trên rau cải hiệu quả nhất.
11. Sử dụng những thành phần hữu cơ lành tính.
Ngoài sử dụng thuốc hóa học bạn có thể sử dụng công thức sau để diệt trừ bọ nhảy.
Bạn dùng nước theo công thức 3 ấm – 1 lạnh và hòa theo dung dịch nước rửa chén. Hòa tan và phun lên rau. Đây cũng là một cách làm hiệu quả và an toàn cho những luống rau đang trong thời thu hoạch, hay cho những mẹ cho con ăn dặm bằng cải mầm.
Osaro chúc bạn thành công với những luống rau xanh.